Header Ads Widget

Cho thuê trang phục vua chúa

Giá thuê: 30 ngàn đồng/1 bộ/1 ngày

Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam thời phòng kiến, trị vì đất nước lúc bấy giờ chính là các vị vua. Thời ký đó, Việt Nam đã trãi qua nhiều triều đại với triều đại cuối cùng là triều Nguyễn, lấy Phú Xuân là Huế bây giờ làm kinh đô. Mỗi triều đại sẽ có một đặc điểm riêng, một nét văn hóa riêng, thể hiện qua các mảng như ẩm thực, phong tục, phục trang của các triều đại.

1. Cổn Miện Lý – Trần.

Lễ phục tối cao của vua theo quy tắc cũng như sử sách còn lưu lại tới nay là Miện phục. Trang phục này được dùng vào ngày đăng cơ, các ngày lễ Tết, ngày triều hội, các sự kiện tế lễ linh thiêng…Miện phục bao gồm Mũ Miện + Áo Cổn. Mũ Miện xưa nay mà vua Việt đội không bao giờ là loại có 4 dây lưu như các bộ phim cổ trang Việt mà chúng ta thường thấy mà luôn là loại có 12 dây lưu với 12 viên ngọc gắn trên, loại mũ 4 lưu chỉ là sản phẩm tưởng tượng.

Các triều đại của Việt Nam ta chủ trương “nội đế ngoại vương”, xưng thần và nhận sắc phong vương của Thiên tử Trung Hoa nhưng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia cũng như trong mối quan hệ bang giao với các vương quốc láng giềng thì vẫn luôn thể hiện vị thế của hoàng đế.

Bởi vậy quy chế Cổn phục của “Nam đế” cũng sẽ đầy đủ như của quân chủ Trung Quốc, bao gồm mũ miện (còn gọi là mũ Bình Thiên), trên miện bản đính 12 dây lưu, áo cổn có đủ 12 chương (hoa văn) bao gồm: Nhật (- mặt trời), Nguyệt (- mặt trăng), Tinh Thìn (星辰- chòm sao), Tảo (), Phấn mễ (粉米- gạo trắng), Phủ (- rìu), Phất (- thể hiện hai mặt tốt-xấu), Long (- rồng), Hỏa (- lửa), Sơn (-núi), Hoa trùng (華蟲- chim trĩ), Tông di (宗彝- Cặp cốc có hình con hổ và con khỉ, là đồ dùng trong lễ tế xưa) và các phụ kiện như thụ, tế tất, thường, đai, phương tâm khúc lĩnh…

2. Bạch Bào Lý – Trần

Mỗi triều đại của nước ta đều bị ảnh hưởng bởi các triều đại tương ứng bên Trung Quốc trong đó có cả trang phục. Nhà Lý tương ứng với nhà Tống, nên quy chế áo mũ của nhà Lý chịu ảnh hưởng áo mũ của 2 triều Đường – Tống trong đó có cả thường phục của nhà vua.

Dựa vào các quy chế trang phục trên của nhà Tống có thể kết luận thường phục của vua Lý có thế có 2 dạng là Hoàng Bào và áo bào trơn màu Trắng, Đỏ. Mũ miện mà vua đội thì tài liệu khá mù mờ nên mình thường vẽ vua nam thì đội mũ phù dung dáng hoa sen nở, cài trâm vàng. Còn vua nữ Lý Chiêu Hoàng mình đã tự chế mũ miện riêng, chỉ mang tính tham khảo, không hoàn toàn chính xác.

3. Giao lĩnh màu vàng là thời Trần

Toàn thư mô tả vua Trần Minh Tông ” vua mặc áo giao lĩnh màu vàng là, đội mũ, thắt dây thao”. Minh họa lại theo sách Ngàn năm mũ áo, vua Trần Minh Tông mặc giao lĩnh màu vàng kết hợp với Đường Cân, thao và Đại đới.

4.Long Bào nhà Lê (chưa rõ hoa văn)

Thời Lê sơ, trong các dịp lễ thì vua vẫn dùng Cổn Miện, tuy nhiên đến thời Lê Trung Hưng thì bãi bỏ. Long Bào trở thành trang phục cao quý nhất của đế vương nhà Lê. Đi cùng với Hoàng bào là mũ Xung Thiên Quan.

5. Trang phục vua triều Nguyễn

Về chất liệu

Trang phục của vua thờ bấy giờ là chất liệu cao cấp như lụa, gấm được đặt mua từ Trung Quốc, về sau thì được đặt mua tại các hộ dệt vải lụa truyền thống tại Hà Đông.

Về họa tiết

Hầu như toàn bộ áo mũ vua đều được thêu rồng, áo mũa hoàng hậu được thêu hoa và phượng hoàng được thêu dệt uốn lượn và công phu. Ngoài ra áo vua còn đươc thêu chữ Hán thường là các chữ: Phúc, Lộc, Thọ được nạm ngọc, đính đá, kim sa kim tuyến, áo hoàng hậu và thái hậu cũng vậy tuy nhiên chữ in chìm và chỉ đính kim sa, kim tuyến.

Về phụ kiện

Nhằm tôn lên vẻ đẹp sang trọng, quý phái và uy nghiêm cho tầng lớp vua chúa triều Nguyễn, tất cả phụ kiện đều được đính những họa tiết bằng các chất liệu quý hiếm như vàng, ngọc, đá quý, kim cương. Điển hình chiếc mũ mà vua đội lúc thượng triều để bàn việc lớn được gắn 31 hình rồng bằng chất liệu vàng, 30 đóa hoa vuông tọa trên khảm ngọc và 140 hạt kim cương, trân châu nhằm tạo điểm nhấn, tăng nét nỗi bật, sang trọng cho phụ kiện.

Các phụ kiện đi kèm trang phục của hoàng hậu thường được đính những chất liệu qúy như vàng, bạc và các loại đá quý khác. Đa số kim cương là loại đá quý được lựa chọn hàng đầu. Ngoài kim cương và các loại đá quý, vàng cũng là chất liệu được ưu tiên lựa chọn cho việc trang trí.

Biểu tượng cho tầng lớp vua chúa thường là những hình rồng uốn lượn thì trên mũ mão của hoàng hậu còn được gắn thêm 9 con phượng bằng vàng, 4 trâm bạc gắn trân châu. Tổng cộng một chiếc mũ của hoàng hậu triều Nguyễn được đính198 hạt trân châu, 231 hạt pha lê.

Về phân loại

Thường thì trang phục của vua được phân thành các loại: trang phục thượng triều- thường triều; trang phục nghi lễ- thường phục; trang phục theo các mùa kèm theo đó là các tên gọi khác nhau như thời Lý-Trần.

Nguồn: ThoiTrangNam.net